Dịch vụ cung cấp giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp; đáp ứng xu hướng sử dụng hiện nay trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện đại
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Đối tác của VTAX cung cấp Dịch vụ Hóa đơn điện tử uy tín và chuyên nghiệp. Đây là giải pháp quản lý hóa đơn trên nền điện tử cho doanh nghiệp; đáp ứng được xu hướng sử dụng hiện nay trong thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện đại; với những lợi ích tích cực về mặt chi phí và giá thành sản phẩm giành cho người sử dụng
QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
mà doanh nghiệp cần biết để kịp thời tuân thủ
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?
Có 2 loại Hóa đơn điện tử mà Doanh nghiệp cần phải biết
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử là một dãy số duy nhất và chuỗi ký tự được cơ quan thuế tạo ra dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
Ngoài ra còn có mã QR (mã vạch hai chiều) được hiển thị ở góc trên bên phải của hoá đơn xác thực. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị điện tử cài phần mềm đọc mã QR như điện thoại, máy tính bảng để đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hoá đơn.
BẮT BUỘC SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI NÀO ?
Căn cứ theo Thông tư 68/2019/TT-BTC
Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2019 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019
TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
mà doanh nghiệp cần biết để
AN TÂM SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Với đặc điểm chung của các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, ngoài việc đáp ứng các điều kiện lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/ND-CP quy định, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà cung cấp còn cần phải đạt được những tiêu chí quan trọng sau:
có ứng dụng cho thiết bị di động thông minh TRUY CẬP MỌI LÚC MỌI NƠI
Linh hoạt trong phân quyền quản trị thông tin, dữ liệu theo mô hình tổ chức
lỮU TRỮ DỮ LIỆU AN TOÀN, BẢO MẬT BẰNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Có đường truyền kết nối với Tổng cục Thuế ổn định LIÊN TỤC và thông suốt
Giao diện thân thiện; nâng cấp phiên bản nhanh chóng theo quy định của Nhà nước
Có khả năng đáp ứng số lượng người dùng và dữ liệu hóa đơn lớn
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn nhà cung cấp Hóa đơn điện tử
Hóa đơn tự in: hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Hóa đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ, bán hàng hóa, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng điện tử.
Hóa đơn đặt in: là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)
Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng
Tổng số tiền thanh toán
Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán
Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có)
Thời điểm lập hóa đơn điện tử
Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
• Đơn vị, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
• Doanh nghiệp có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử.
• Doanh nghiệp có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định.
• Doanh nghiệp phải có thiết bị chữ ký số
– Thông tư số 32/2011/TT-BTC Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
– Thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC, Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
– Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
– Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.