THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Đối với nhà đầu tư là cá nhân

+ CMND/ Hộ chiếu (Passport) người đại diện (Bản sao y công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).

+ Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.

+ Thỏa thuận hợp đồng thuê văn phòng (sao y, công chứng 2 bản).

Đối với nhà đầu tư là tổ chức

+ CMND/Hộ chiếu (Passport) người đại diện (Bản sao y công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài).

+ Chứng minh tài chính: Báo cáo tài chính (Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tư pháp) hoặc Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.

+ Giấy phép kinh doanh: Sao y công chứng có hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Thỏa thuận hợp đồng thuê văn phòng (sao y, công chứng 2 bản).

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, báo giá dịch vụ. Làm việc trực tiếp với Quý khách để xác định nhu cầu đầu tư kinh doanh.

Bước 2: Thực hiện soạn hồ sơ, nộp hồ sơ. Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo cũng như hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết trường hợp đơn bị từ chối. Tiếp nhận kết quả đăng ký thành lập công ty và thực hiện bàn giao theo biên bản (giấy phép, con dấu, xác nhận mẫu dấu, cơ quan thuế cho khách hàng)

Bước 3: Thực hiện tư vấn, hướng dẫn các thủ tục sau thành lập liên quan đến việc công bố, ngân hàng, kế toán, thuế, văn phòng, nhân sự, hóa đơn điện tử, …

THỜI GIAN HOÀN TẤT

+ Giấy đề nghị chứng nhận đăng ký đầu tư: thời gian 25-30 ngày

+ Đề nghị cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp và con dấu: 5-7 ngày

+ Mở tài khoản ngân hàng thời gian 1 ngày làm việc

+ Thủ tục kê khai thuế ban đầu, thời gian 5-10 ngày

TỰ THỰC HIỆN LIỆU CÓ DỄ DÀNG?

Thực tế là không phải nhà đầu tư nào cũng nắm vững và am hiểu sâu sắc về các quy định của pháp luật lên quan đến thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Biết được quy trình thủ tục nhưng nhà đầu tư có thể sẽ gặp khó khăn khi làm việc với cơ quan nhà nước vì không phải những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chi phí và có được hiệu quả công việc tốt nhất hay cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín giúp cho quý khách hàng

GIẢI PHÁP NHANH – TIẾT KIỆM – HIỆU QUẢ

VTAX là một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài, tư vấn doanh nghiệp trong nước, cung ứng các dịch vụ tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài.

Bên cạnh đó, với lợi thế chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực thuế, kế toán doanh nghiệp, chúng tôi sẽ là người đồng hành đáng tin cậy và toàn diện cho nhà đầu tư khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

LIÊN HỆ NGAY
1900 6910 - Ext: 101

Các vấn đề của quý khách sẽ được giải quyết với sự nhiệt tâm của chúng tôi

 

  1900 6910 - Ext: 101

support@vtaxcorp.com

 

  +84 9 0956 3333

+84 9 1886 3121 (For Eng)

LÝ DO CHỌN VTAX ?

“Tại VTAX, chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ mà chúng tôi còn đề ra giải pháp hiệu quả cho những vấn đề của bạn”

Chính sách bảo đảm và ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Bảo đảm đầu tư

Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ các quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có một số nội dung chính như sau:

  • Tài sản của nhà đầu tư trong mọi trường hợp không bị quốc hữu hóa hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính.
  • Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài toàn bộ vốn, thu nhập và các tài sản khác sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí với Nhà nước.
  • Không bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nước hay phải đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa; không giới hạn giá trị và tỉ lệ xuất nhập khẩu.
  • Trong trường hợp thay đổi pháp luật, được chọn tiếp tục áp dụng quy định cũ hoặc áp dụng quy định mới tùy thuộc vào quy định nào ưu đãi hơn. Trường hợp không thể áp dụng quy định cũ vì lý do quốc phòng, an ninh thì được Nhà nước đền bù, khắc phục hậu quả.

2. Ưu đãi đầu tư

Nhà nước Việt Nam áp dụng các hình thức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư:

(i) thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp, giáo dục, y tế, năng lượng sạch…;

(ii) tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

(iii) có quy mô vốn trên 6000 tỷ đồng, dự án tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên…

Các hình thức ưu đãi đầu tư:

Miễn, giảm hoặc áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp;
Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, hàng hóa, vật tư để thực hiện dự án;
Miễn giảm tiền thuê đất, thuế đất, phí sử dụng đất.
Căn cứ pháp luật: Luật Đầu tư 2014: Điều 9 – Điều 14, Điều 15, Điều 16

Các hình thức đầu tư vào Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam

Đây là cách được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam.

   Ưu điểm: Minh bạch, rõ ràng; nhà đầu tư nước ngoài tham gia quản lý, sở hữu doanh nghiệp ngay từ đầu.
   Nhược điểm: Thủ tục đầu tư qua nhiều bước, cần nhiều thời gian hơn so với hình thức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu.

2. Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động

   Ưu điểm: Thủ tục đầu tư đơn giản hơn, nhanh hơn so với hình thức “Thành lập pháp nhân”; Tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu.
   Nhược điểm: Cần thời gian và chi phí để tìm hiểu, đánh giá và định giá doanh nghiệp Việt Nam hiện hữu mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn.

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Có nghĩa là nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án ký kết hợp đồng PPP với chính quyền nhà nước Việt Nam để thực hiện các dự án công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công như xây dựng tuyến đường sắt trên cao, cao tốc Bắc – Nam,…

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Tức là các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam ký kết hợp đồng BCC nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới.

Căn cứ pháp luật: Điều 22 – Điều 29, Luật Đầu tư 2014

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài

1. Công ty TNHH một thành viên

Công ty chỉ có một tổ chức/cá nhân làm Chủ sở hữu công ty, Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Là công ty trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa không quá 50 thành viên.

3. Công ty cổ phần

Là công ty có các đặc điểm sau:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Có tối thiểu 03 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm kể từ ngày thành lập, chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác hoặc cho người khác nếu được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông.
Có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

4. Công ty hợp danh

Là công ty có các đặc điểm sau:

Có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh) và hoạt động kinh doanh dưới một tên chung.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có các thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Căn cứ pháp luật: Luật Doanh nghiệp 2014

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là gì ?

Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân (theo pháp luật Việt Nam), được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.

Ngoài ra, công ty 100% vốn nước ngoài cũng có thể được thành lập theo quy định của luật chuyên ngành, như công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng…

Với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.

Ai được quyền thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam ?

Các tổ chức, công ty (hoạt động từ 1 năm trở lên) hoặc cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập công ty (công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên hoặc hai thành viên trở lên) tại Việt Nam.